Lượt xem: 255

Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện diễn biến COVID-19

Sáng ngày 03-6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện diễn biến COVID-19 với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tại điểm cầu Sóc Trăng dự Hội nghị có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở, đại diện các hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

 


Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh Thúy Liễu

 

    Theo báo cáo của Cục Thú y, trong năm 2020 đơn vị đã thực hiện việc kiểm dịch và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khoảng 40.000 tấn sữa và sản phẩm sữa sang 23 nước trên thế giới, giá trị khoảng 180 triệu USD, trong đó có khoảng 3.000 tấn sang Trung Quốc. Cùng với đó trong 4 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã kiểm dịch xuất khẩu gần 14.000 tấn sữa và xuất khẩu thủy sản đi hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ, kể cả thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Đồng thời, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với các mặt hàng như mật ong, sản phẩm từ mật ong, thịt gà chế biến, thịt heo, tổ yến, sản phẩm thịt tiệt trùng, trứng và sản phẩm trứng gia cầm, bột cá tra và dầu cá, lông vũ, tôm sú… Đồng thời, đơn vị giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cá, trứng, sữa… cũng như xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và kiểm soát, phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát dịch bệnh gia cầm, dịch tả trên heo nhằm phục vụ tốt thị trường xuất khẩu… Theo đó, tin vui cho ngành hàng nông sản là Bộ NN-PTNT vừa có ký kết xuất khẩu chính ngạch khoai lang và ớt sang thị trường Trung Quốc và Malaysia.

    Trong thời điểm hiện tại, các thách thức đối với thị trường xuất khẩu khi COVID-19 xảy ra, đó là một số thị trường tăng cường kiểm soát hàng đông lạnh; xét nghiệm COVID-19 đối với sản phẩm, bao bì nhập khẩu; khó khăn trong việc vận chuyển tiêu thụ… Riêng tại Sóc Trăng do ảnh hưởng tình hình COVID-19 một số cơ sở sơ chế, chế biến nông sản hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động, chủ yếu do chi phí sản xuất tăng cao, sức mua giảm; một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh như bánh pía, lạp xưởng, hành tím, tỏi Vĩnh Châu, trái cây tiêu thụ chậm do khách du lịch đến tỉnh giảm…

    Đại biểu đã có những chia sẻ khó khăn và nêu giải pháp sản xuất tiêu thụ nông sản như: Trái bơ Đắk Lắk; khoai lang tại tỉnh Vĩnh Long; sầu riêng, chôm chôm, măng cụt của tỉnh Bến Tre; rau màu, lúa, khoai lang, ớt tại Đồng Tháp; ớt, dưa hấu tại tỉnh Bình Định… trong tình hình COVID -19 diễn biến phức tạp…

    Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp. Phối hợp chặt chẽ doanh nghiệp trong khâu liên kết đầu ra sản phẩm nông sản sau thu hoạch; tập trung xây dựng chuỗi cung ứng nông sản khép kín từ người sản xuất đến doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, các địa phương quan tâm triển khai cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi. Riêng hiệp hội các ngành hàng nắm chặt thông tin thị trường để kịp thời phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành hàng nông sản tiêu thụ tốt trong thời gian tới…

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 88
  • Hôm nay: 368
  • Trong tuần: 70,795
  • Tất cả: 11,802,802